Nhakhoa.italiano@gmail.com Bản quyền 2017 thuộc về Nha khoa Italianodental

Hotline

0974 555 261

Địa chỉ

Cs1 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên -- Cs2 Cổng chợ Đại Từ

Fanpage Nha Khoa Italianodental

Chi tiết

Nha khoa tổng quát

 Cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng - Nha Khoa Italiano Thái Nguyên
22/11/2021 1910

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng - Nha Khoa Italiano Thái Nguyên

Bệnh nhiệt miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở niêm mạc miệng. Nhiệt miệng Thái Nguyên gây nên những vết loét nông, khu trú trên niêm mạc môi, má, lưỡi, có hình tròn hay oval gây đau nhiều, đặc biệt là khi chạm phải hay tiếp xúc với đồ ăn chua cay và có thể thường xuyên tái phát. Đây là bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người mắc và đôi khi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là viêm miệng áp tơ, loét áp tơ miệng hay lở miệng là tổn thương loét đau ở niêm mạc miệng, lưỡi gây đau và có thể tái phát nhiều lần. Bệnh có đặc trưng là hình tròn hoặc hình oval, hình thành ở những vùng mô mềm của miệng như mặt trong môi, má hay mặt dưới lưỡi. Chúng lành tính, không lây và có thể xuất hiện dưới dạng vết loét đơn lẻ hoặc thành từng đám.

Trong hầu hết các trường hợp, vết loét áp tơ tái phát hay còn gọi là viêm miệng áp tơ tái phát thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nguyên nhân tình trạng này không rõ ràng và cũng không có cách điều trị, nhưng có các lựa chọn điều tị để giải quyết cơn đau mà vết loét gây ra.

Khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát nhiều đợt. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người trẻ tuổi và giảm dần ở người lớn tuổi. Người da trắng, người có điều kiện kinh tế xã hội cao cũng dễ mắc bệnh hơn.
 
1. Điều trị bệnh nhiệt miệng
 
Không có cách chữa khỏi bệnh nhiệt miệng nhưng có những cách để kiểm soát, làm giảm các triệu chứng của bệnh. 
Trong phần lớn các trường hợp, các vết loét sẽ biến mất mà không cần điều trị. 

Điều trị tại chỗ: làm sạch răng và mô lợi. Bôi vaselin để che vết loét đỡ cọ xát. Có thể bôi hỗn hợp dung dịch bicarbonat, salicylat, borat Na mỗi phần bằng nhau lên vết loét hoặc bôi thuốc dạng gel như sachol gel, kháng sinh và corticoid.
 
 
Điều trị toàn thân: trường hợp bênh xuất hiện liên tục hoặc đặc biệt nghiêm trọng tốt nhất nên được điều trị bởi BS. Điều trị có thể đòi hỏi sử dụng corticosteroid toàn thân kéo dài, azathioprine, các thuốc ức chế miễn dịch khác, pentoxifylline, hoặc thalidomide. Có thể dùng betamethasone, dexamethasone, hoặc triamcinolone để tiêm vào tổn thương. Bổ sung B1, B2, B6, B12, folate hoặc sắt làm giảm RAS ở một số bệnh nhân.
 

Nên tránh dùng nước súc miệng kháng sinh có chứa tetracycline ở trẻ em dưới 8 tuổi hoặc thậm chí lớn hơn, tùy thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ, vì chúng có thể khiến răng bị đổi màu.

2. Các biện pháp dự phòng bệnh nhiệt miệng
 
Nha Khoa Italiano xin giới thiệu một số phương pháp dự phòng bênh nhiệt miệng
 
Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra.
 
Tránh ăn uống các loại thức ăn có tính chất kích thích tại chỗ như: các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay; các loại thức uống có cồn, cafein,...
 
Tránh chấn thương dù rất nhẹ ở miệng như cẩn thận khi dùng bàn chải đánh răng, khi ăn các loại thức ăn cứng.
 
Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý tránh mệt kéo dài dễ tái phát bệnh.
 
Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn.
 
Không dùng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị viêm loét áp-tơ.
 
Sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có triclosan hoặc amyloglucosidase và glucose oxidase (Zendium) có thể làm giảm loét áp-tơ tái phát (vết loét). 
 
Khám và điều trị chỉnh hình các bề mặt răng không đều. Bổ sung các chất sắt, folic acid hoặc vitamin B12 nếu bị thiếu.
 
Bổ sung vitamin B12 có thể ngăn ngừa tái phát loét mặc du giá trị B12 bình thường.
 
Trong trường hợp bạn bị viêm loét miệng thường xuyên, súc miệng bằng dung dịch chlohexidine 0,12% cũng là 1 biện pháp phòng bệnh có hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao thể trạng, uống vitamin tổng hợp, cũng giúp phòng tái phát bệnh.
 

3. Tiên lượng loét áp-tơ
 
 
Theo các BS Nha Khoa Italiano Thái nguyên, Loét áp tơ nói chung không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị cụ thể nào.
Vết loét tự lành trong vòng vài tuần không phải là dấu hiệu của ung thư miệng và không lây nhiễm. Tuy nhiên, các vết loét có thể rất đau và bất tiện, đặc biệt nếu chúng tái phát. Nhiều người sẽ nhận thấy rằng họ không còn bị loét áp-tơ khi già đi.
 
Nếu một vết loét hoặc một nhóm vết loét không lành trong vòng ba tuần hoặc kéo dài hơn ba tuần, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác. Trong một số trường hợp, vết loét dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.
 
Bài viết trên hi vọng sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích để hiểu thêm về việc điều trị nhiệt miệng Thái Nguyên. Nếu có bất kì thông tin cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi phòng khám nha khoa ITALIANO theo địa dưới dưới đây:
 

 

Thông Tin Liên Hệ

Địa chỉ: 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên

Hotline: 0974555261

Email: nhakhoa.italiano@gmail.com

Website: https://italianodental.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/Italianodental

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Thứ 2 – Chủ Nhật (08:00 – 19:00)
Giờ mở cửa
nhakhoa.italiano@gmail.com
Email trợ giúp khách hàng
0974.555.261
Số điện thoại hỗ trợ khách hàng