Nhakhoa.italiano@gmail.com Bản quyền 2017 thuộc về Nha khoa Italianodental

Hotline

0974 555 261

Địa chỉ

Cs1 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên -- Cs2 Cổng chợ Đại Từ

Fanpage Nha Khoa Italianodental

Chi tiết

Niềng răng thẩm mỹ

NHỮNG BÀI TẬP LƯỠI KHI NIỀNG RĂNG
31/08/2021 3982

NHỮNG BÀI TẬP LƯỠI KHI NIỀNG RĂNG

Bên cạnh những nguyên nhân bên trong, thì những nguyên nhân bên ngoài như thói quen: mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi… cũng là những nguyên nhân phổ biến gây sai lệch khớp cắn. Trong số đó không thể không nhắc đến đó là Tật đẩy lưỡi. Tật đẩy lưỡi được xếp vào hàng những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, vì nó có thể gây ra lệch lạc cung răng, sai khớp cắn, mất thẩm mỹ và chức năng, nên cần được loại bỏ từ sớm.
Vậy thì Tật đẩy lưỡi là gì? Nó gây ra tác hại gì? Và có cách nào để loại bỏ tật đẩy lưỡi không? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ ngày hôm nay.
 
Tật đẩy lưỡi là gì?
Bình thường, cơ lưỡi sẽ phối hợp với các cơ nhai, cơ hầu họng để thực hiện chức năng nuốt. Trong quá trình nuốt, hoạt động của lưỡi lần lượt sẽ chạm vào khẩu cái(vòm họng) theo thứ tự sau: đầu tiên đầu lưỡi chạm vào vòm khẩu phía trước ngay phía sau các răng cửa hàm trên, sau đó lưng lưỡi áp lên vùng giữa khẩu cái, rồi phần cuống lưỡi ép lên phần khẩu cái cứng phía sau cùng. Để đảm bảo đẩy thức ăn xuống thực quản.
Khi có tật đẩy lưỡi thì tư thế đúng này sẽ bị thay đổi trong quá trình nuốt, lúc này lưỡi hay đặt ở giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới, hoặc đặt lệch về một bên. 
Người ta ước tính ở một người trưởng thành, trong vòng 24h sẽ thực hiện động tác nuốt từ 1000-2000 lần, với áp lực của một lần nuốt là 4 pounds tương đương với 1800g. Với một áp lực lớn như thế này, tác động trong một thời gian dài, lên các răng thay vì vòm họng sẽ gây ra nhiều tác động xấu như cắn hở, răng thưa, răng hô.
Cùng với tư thế lưỡi sai khi nuốt thì tại trạng thái nghỉ sự căng thẳng, thói quen thần kinh cơ cũng có thể tạo một áp lực đẩy lưỡi vào răng, khiến tình trạng sai khớp cắn càng nặng hơn.
Tật đẩy lưỡi do đâu?
Tật đẩy lưỡi đã được báo cáo từ những năm 60 của thế kỉ 20 và người ta nhận ra rằng đối tượng bị tật đẩy lưỡi thường hình thành thói quen này từ lúc nhỏ, thường gặp từ trẻ từ 5-8 tuổi trở lên.
Nguyên nhân thực sự gây ra tật đẩy lưỡi thì còn chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên người ta đề cập đến một số nguyên nhân nghi ngờ như:
• Kích thước lưỡi quá lớn
• Thói quen bú bình, mút núm vú giả
• Thói quen thở miệng, mút ngón tay
• Rối loạn dưỡng cơ, thần kinh hoặc rối loạn sinh lý khác.
• Lưỡi dính hoặc phanh lưỡi bám thấp

Tác hại của tật đẩy lưỡi?
Đẩy lưỡi gây ra răng hô, răng thưa, cắn hở, và hình thái sai khớp cắn phụ thuộc vào kiểu đẩy lưỡi.Thường gặp nhất là:
1. Cắn hở phía trước – kiểu hình sai lệch phổ biến nhất của tật đẩy lưỡi. Các răng phía trước không chạm lại được với nhau, môi bệnh nhân không khép kín được,miệng trẻ mở và lưỡi nằm giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới. Lúc này cũng ảnh hưởng đến phát âm, kèm theo thói quen thở miệng ở trẻ.
2. Hô răng hàm trên – Đẩy lưỡi phía trước kết hợp với môi dưới kéo các răng dưới. Lúc này răng cửa trên nhô nhiều, răng cửa dưới cụp trong.
3. Cắn hở một bên – thường do tật đẩy lưỡi một bên, chỉ có một bên cung hàm bị cắn hở, các răng không chạm nhau.
4. Cắn hở hai bên – do tật đẩy lưỡi hai bên , từ các răng hàm nhỏ đến răng hàm lớn không chạm nhau, chỉ có vùng răng cửa chạm nhau. Đây là kiểu sai lệch gây ra nhiều bất lợi cho chức năng ăn nhai của bệnh nhân và khó chữa trị nhất.
5. Đẩy lưỡi cắn khít – đẩy lưỡi khiến các răng trươc hàm trên và hàm dưới đều chìa ra phía trước và gây thưa răng.
Cho dù thuộc kiểu sai lệch khớp cắn nào thì cũng gây ảnh hưỡng đến chức năng ăn nhai thức ăn, chức năng nuốt và chức năng thẩm mỹ. Ngoài ra hoạt động thở và phát âm cũng sẽ bị ảnh hưởng gây ra nhiều bất lợi, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bệnh nhân.
 
Làm thế nào để phát hiện tật đẩy lưỡi?
Tật đẩy lưỡi thường rất khó phát hiện từ sớm, mà chỉ khi nó đã gây ra các sai lệch nặng nề mới được chú ý đến. 
Thường thì chỉ khi đến các cơ sở nha khoa và được sự thăm khám của bác sĩ nha khoa mới có thể đánh giá chính xác được tật đẩy lưỡi. Bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách sử dụng các nghiệm pháp để đánh giá chức năng nuốt như : nghiệm pháp chạm lưỡi và nghiệm pháp nuốt nước để đánh giá.
Vậy nên phụ huynh, nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ 1 lần để có thể phát hiện sớm các tình trạng răng miệng bất thường của trẻ sớm nhất.
Cách loại bỏ tật đẩy lưỡi?
Thông thường chỉ khi gặp những vấn đề về sai lệch khớp cắn, và bệnh nhân đến gặp bác sĩ thì mới phát hiện ra tật đẩy lưỡi. Lúc này bác sĩ thường điều trị bằng chỉnh nha để khắc phục tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và đưa các khí cụ để loại bỏ tật đẩy lưỡi. 
Nhìn chung sẽ có 2 phương pháp để loại bỏ tật đẩy lưỡi đó là:
1. Niềng răng và sử dụng các khí cụ cố định
2. Luyện tập các bài tập lưỡi để đưa lại vị trí lưỡi đúng
Thứ nhất, đối với niềng răng , thường để chỉnh lại cắn hở, răng hô, tình trạng răng thưa ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai của bệnh nhân. Ngoài ra, việc đưa các khí cụ cố định để loại bỏ tật đẩy lưỡi cũng được kết hợp : ví dụ nhưng nút chặn lưỡi ở răng cửa, cung khẩu cái chặn lưỡi… thường áp dụng để giúp bệnh nhân tránh đẩy lưỡi trong quá trình niềng răng ảnh hưởng đến thời gian niềng.
Thứ hai, là các bài tập lưỡi để chỉnh tư thế sai của lưỡi về tư thế đúng. Các bạn biết đấy, thói quen khi hình thành lâu thì sẽ rất khó bỏ, với tư thế lưỡi sai, hoạt động của lưỡi đã được in sâu và kí ức cơ, nên việc thay đổi cần một sự kiên trì, tập luyện để loại bỏ. Thông thường sẽ có một số bài tập hiệu quả và đơn giản sau đây bạn có thể tham khảo và tập theo.
 
1. Tập Mewing
Mewing đã không còn quá xa lạ với nhiều bạn, khi mà nó đã trở thành một hiện tượng mang gần đây. Tập Mewing với triết lý căn bản là tìm lại tư thế lưỡi đúng, với các động tác lần lượt đó là:
Đặt đầu lưỡi lên vòm khẩu cái, chỗ các vân khẩu cái
Sau đó dần đưa phần lưng lưỡi và gốc lưỡi áp sát lên vòm khẩu cái
Môi khép kín
Hai hàm chạm nhẹ vào nhau
Chỉ thở bằng mũi
Sau đó thực hiện động tác nuốt nước bọt mà lưỡi vẫn cần áp sát lên vòm khẩu cái
Theo cách đó, khi tập mewing người ta đã chỉ ra rằng không những giúp loại bỏ tật đẩy lưỡi mà còn giúp thay đổi cấu trúc khuôn mặt, giúp mặt trở nên sắc nét, góc cạnh hơn.
Bạn nên tập 15 phút một ngày chia làm nhiều lần tập, sau đó tăng dần thời gian để có thể hình thành thói quen mới. Cho đến khi bạn có thể đặt lưỡi ở vị trí đúng ngay cả trong vô thức.
Các bạn có thể xem chi tiết về Mewing trong video trước của Nha khoa Italiano để hiểu rõ hơn.
 
2. Tập lưỡi với chun
Khi tập lưỡi với chun, bác sĩ sẽ phát cho bạn chun tách kẽ và hướng dẫn bạn cách để tập luyện với chun tách kẽ.
Sẽ có 3 vòng chun được đặt lần lượt ở các vị trí đầu lưỡi, lưng lưỡi và cuống lưỡi. Bạn phải đảm bảo là cảm nhận được sự tồn tại của các chun trên lưỡi của mình.
Tiếp theo đó, bạn thực hiện động tác nuốt nước bọt với tư thế của lưỡi là đưa từ từ đầu lưỡi chạm lên vòm khẩu cái, cách răng cửa hàm trên 2-3cm, sau đó là lưng lưỡi, và cuống lưỡi cũng ép lên khẩu cái để đẩy nước bọt xuống thực quản. Nếu bạn cảm nhận được sự tiếp xúc đầy đủ của chun tách kẽ giữa lưỡi và vòm khẩu cái là đạt yêu cầu.
Bạn nên thực hiện chậm rãi, từ tốn và kiên trì cho đến khi thuần thục và ghi nhớ được động tác nuốt đúng này.
 
3. Tập lưỡi với cốc nước
Để thực hiện bài tập này, bạn nhấp một ngụm nước nhỏ, cắn hai hàm răng lại, nhưng môi mở ra, không khép, đầu giữ ở tư thế thẳng.
Sau đó bạn thực hiện động tác nuốt ngụm nước đó, với tư thế lưỡi đúng là đưa từ từ đầu lưỡi, thân lưỡi, gốc lưỡi cong ép lên vòm khẩu cái để đẩy nước xuống thực quản.
Nếu bạn vẫn còn tật đẩy lưỡi, nước sẽ trào ra khỏi môi hoặc bạn phải ngửa đầu thì mới nuốt được.
Với bài tập này bạn cần lưu ý là thực hiện chậm, uống từng ngụm nhỏ xíu, để tránh bị sặc nước.
Bạn có thể tập luyện khoảng 2 lần, mỗi lần 5-10 lần ngụm nước để có hiệu quả tốt hơn.
 
4. Tập lưỡi với kẹo cao su
Với bài tập lưỡi cùng kẹo cao su, bạn nên chọn loại kẹo Xylitol, nhai mỗi lần 1 viên kẹo. 
Sau khi nhai bạn dùng lưỡi đưa chỗ kẹo đó áp lên phần khẩu cái ngay phía sau răng cửa. Lúc này lưỡi của bạn đang cong lên chạm phần đầu lưỡi vào vòm khẩu cái.
Tiếp theo, bạn đưa nốt phần lưng lưỡi và cuống lưỡi ép lên vòm khẩu cái và thực hiện động tác nuốt nước bọt.
Bạn duy trì tập khoảng 2 lần một ngày, mỗi lần 5 phút để thay đổi tư thế lưỡi.
Các bài tập đều rất đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên cũng có thể gây nguy hiểm trong quá trình tập nếu bạn không cẩn thận. Bạn có thể tập thử và chọn ra một bài tập dễ nhất với bản thân để duy trì hàng ngày.
Việc thay đổi một thói quen là không hề đơn giản, nên bạn cần thật sự kiên trì và xác định rõ lợi ích mà nó mang lại để có thêm động lực. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn một hàm răng sai lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng đâu đúng không ạ.
Ngoài ra trong quá trình tập, bạn có thể gặp một số triệu chứng như mỏi cơ, mỏi lưỡi, khó khăn ban đầu khi tập luyện. Nếu gặp bất cứ trắc trở nào tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để được tư vấn kĩ càng hơn.
Chúc bạn đẩy lùi được tật đẩy lưỡi thành công !
 
Chi phí niềng răng tại nha khoa italiano
Bạn có thể tham khảo chi phí niềng răng nha khoa italiano tại đây
 
Tại sao nên chọn nha khoa Italiano
Để điều trị răng vẩu một cách triệt để và hiệu quả nhất thì bạn cần đến phòng khám nha khoa Italiano Dental thăm khám để các chuyên gia bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân vẩu do đâu và sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất với tình trạng khung xương răng.
Italiano Dental Clinic – nha khoa Việt Nam công nghệ Ý chuyên mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất cũng như các giải pháp an toàn, cải thiện rõ rệt. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm cũng như có một đội ngũ y Bác sĩ chuyên nghiệp chính quy tại Đại học Y Hà Nội. 
Trên đây là một số nội dung cũng như phương pháp sửa răng vẩu Thái Nguyên tại phòng khám nha khoa Italiano Dental. Chúng tôi luôn làm việc trên tinh thần trách nhiệm cao với mong muốn mang lại một kết quả hoàn hảo nhất cho từng bệnh nhân. Mọi thông tin cần tư vấn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Thông Tin Liên Hệ

Phòng khám nha khoa Italiano Dental Clinic

Địa chỉ: 261 đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên

Hotline: 0974.555.261

Email: nhakhoa.italiano@gmail.com  
 
Website: https://italianodental.com/


 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Thứ 2 – Chủ Nhật (08:00 – 19:00)
Giờ mở cửa
nhakhoa.italiano@gmail.com
Email trợ giúp khách hàng
0974.555.261
Số điện thoại hỗ trợ khách hàng