Nhakhoa.italiano@gmail.com Bản quyền 2017 thuộc về Nha khoa Italianodental

Hotline

0974 555 261

Địa chỉ

Cs1 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên -- Cs2 Cổng chợ Đại Từ

Fanpage Nha Khoa Italianodental

Chi tiết

Niềng răng thẩm mỹ

TẠI SAO KHI NIỀNG RĂNG THÁI NGUYÊN LẠI PHẢI ĐEO THUN?
23/09/2021 4142

TẠI SAO KHI NIỀNG RĂNG THÁI NGUYÊN LẠI PHẢI ĐEO THUN?


Chắc hẳn các bạn ở đây ít nhiều được nhìn qua những bức ảnh đeo chun chằng chịt khi niềng răng được lan truyền trên mạng, hoặc chính các bạn là người trực tiếp trải nghiệm cảm giác đeo chun đó. Vậy thì tại sao khi niềng răng lại phải đeo chun? Có các loại chun nào được sử dụng trong niềng răng? Và công dụng của chúng là gì? Tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Trong niềng răng Thái Nguyên, để giúp răng có thể di chuyển được thì cần có lực tác động lên răng, các khí cụ tạo lực bao gồm: dây cung, lò xo và dây chun. Tại sao lại như vậy? Nhìn sơ qua thì 3 khí cụ này không có điểm chung gì nhưng để tạo được lực thì chúng có một điểm chung đó là đều có đặc tính đàn hồi. Hiểu đơn giản, những khí cụ này do có đặc tính đàn hồi nên khi ta kích hoạt nó, tức làm biến dạng như bẻ cong, kéo giãn… nó sẽ có xu hướng quay trở lại trạng thái ban đầu, từ đó tạo ra các lực giúp di chuyển răng.
Dây chun với thiết kể nhiều loại, được sử dụng đa mục đích, và có thể sử dụng để tạo ra các di chuyển răng theo không gian 3 chiều: trước sau, trong ngoài, trồi lún…hay các lực giúp các răng ăn khớp với nhau, mà trong trường hợp đó dây cung và lò xo không thể làm được.
Vậy thì từ đây các bạn cũng có thể hiểu rằng, tác dụng quan trọng nhất của dây chun chính là tạo lực để di chuyển răng, ngoài ra chun trong niềng răng còn có tác dụng gì khác không? Chúng ta sẽ cùng điểm qua tất cả các loại chun trong niềng răng và tác dụng chi tiết nhé.

Các loại chun trong chỉnh nha

1. Chun tách kẽ

• Chun tách kẽ là một sợi dây cao su hình tròn, đường kính khoảng gần 1cm và cứng hơn các loại chun khác dùng trong niềng răng Thái Nguyên

• Khi niềng răng, đối với các răng hàm, đặc biệt là các răng 6 bác sĩ sẽ không gắn mắc cài do vị trí đó có lực ăn nhai lực mạnh nên dễ bong mắc cài, thay vào đó bác sĩ sẽ dùng các khâu niềng răng (band) để thay thế.
• Muốn gắn được khâu thì bác sĩ phải tạo ra khoảng xung quanh răng đó và tác dụng của chun tách kẽ chính là đặt vào giữa các răng 5,6 và răng 6,7 để tạo khoảng nếu muốn gắn khâu răng 6.
• Sau khoảng 5-7 ngày chun sẽ tạo đủ một khoảng để đưa band vào thuận lợi. Quá trình đặt chun tách kẽ có thể sẽ gây đau nhức, ê ẩm vùng răng hàm do lực tác động từ chun khiến các răng di chuyển.
2. Chun đơn
• Chun đơn cũng là sợi cao du hình tròn, nhưng đường kính rất nhỏ, sợi chun này có mục đích riêng biệt là giúp giữa dây cung trong khe mắc cài.
• Với mắc cài truyền thống, muốn dây cung yên vị trong khe mắc cài để di chuyển răng thì phải dùng dây chun hoặc chỉ thép cố định. Thường bác sĩ sẽ dùng chun đơn để cố định hơn là chỉ thép.
• Chun đơn này có rất nhiều màu sắc, thường màu trong suốt dùng với mắc cài sứ, pha lê, màu xám dùng với mắc cài kim loại nếu bệnh nhân không muốn lộ màu chun.
• Ngoài ra có rất nhiều màu sắc sặc sỡ khác, với những bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc người thích sự cá tính thì sẽ thích màu sắc.
• Chun đơn sẽ bị thoái lực, bị giãn sau khoảng 2 -3 tuần đi chun, vậy nên cứ khoảng 2 – 3 tuần bạn lại cần tái khám để thay chun tránh trường hợp bong dây cung, lực không duy trì ổn định.
• Nếu trường hợp bạn ngại sự đeo chun, muốn tiết kiệm thời gian tái khám bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng mắc cài thông minh tự buộc hoặc niềng răng trong suốt với Invisaligh sẽ thuận tiện hơn cho bạn rất nhiều.
3. Chun chuỗi
• Chun chuỗi là một dải cao su gồm nhiều vòng chun hình chữ O kết nối với nhau.
• Tác dụng chính của chun chuỗi là giúp đóng khoảng khi răng có các khe thưa, việc móc và sử dụng chun chuỗi sẽ linh hoạt tuỳ từng mục đích và giai đoạn của quá trình niềng răng và theo chỉ định của bác sĩ.
• Bác sĩ có thể móc chun chuỗi giữa 2 răng liền kề, hoặc một nhóm răng, hoặc móc giữa tất cả các răng trong một cung hàm.
• Có trường hợp bác sĩ cũng dùng chun chuỗi để móc từ minivis đến răng nếu muốn đóng khoảng.
• Việc sử dụng chun chuỗi khi khéo căng sẽ có lực đàn hồi lại để kéo các răng di lại gần nhau. Sử dụng chun chuỗi sẽ giúp tăng thêm lực đóng khoảng răng giúp quá trình đóng khoảng nhanh hơn so với chỉ dùng dây cung đơn thuần.
• Chun chuỗi cũng sẽ bị thoái lực sau một thời gian nên bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ đi tái khám để thay chun.
4. Chun liên hàm
• Chun liên hàm là một sợi cao su đơn hình tròn, có độ đàn hồi khá là cao. Có lẽ so với các loại chun kia thì các bạn sẽ quen thuộc nhất với chun liên hàm vì hay được bác sĩ phát cho một túi chun để thay giữa các khoảng thời gian tái khám.
• Chun liên hàm đúng như cái tên được dùng để móc từ hàm trên xuống hàm dưới với những cách sử dụng tuỳ từng tình trạng và mục đích sử dụng.
• Với bệnh nhân class II biểu hiện là hô vẩu, chun liên hàm sẽ được móc từ răng nanh hàm trên đến răng hàm lớn hàm dưới để đưa tương quan răng về khớp cắn đúng.
• Với bệnh nhân class III biểu hiện là móm, chun liên hàm sẽ được móc từ răng hàm lớn hàm trên đến răng nanh hàm dưới để đưa tương quan răng về khớp cắn đúng.
• Chun liên hàm cũng được móc theo kiểu tam giác để lồng khớp các răng trên và dưới.
• Hoặc móc từ vị trí minivis và ngoài ra còn nhiều các móc khác nhau tuỳ theo mục đích và chỉ định của bác sĩ. 
• Chun liên hàm thường được sử dụng trong giai đoạn tinh chỉnh khớp cắn, để đưa tương quan răng- răng giữa hàm trên và hàm dưới an định và ăn khớp đúng với nhau.

 >>> Xem thêm về chủ đề những điều cần biết trước khi niềng răng: tại đây

Cách sử dụng và lưu ý khi đeo chun?

• Việc đeo chun liên hàm cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên đảm bảo mình mắc đúng vị trí cần móc, tránh móc sai dẫn đến những di chuyển không mong muốn.

• Sau khoảng 1- 2 ngày đeo chun thấy chun giãn, không còn lực bạn nên thay một chiếc chun mới để đảm bảo đủ lực duy trì liên tục.

• Tháo chun ra mỗi khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng để không vướng víu và gây đút chun.
• Không nên há miệng to hoặc có các vận đông quá mức dễ dẫn đến đứt chun, chun kéo căng gây bong mắc cài…
• Giai đoạn đầu thay chun, răng sẽ đau nhức, ê ẩm, bạn nên ăn những đồ ăn mềm, như cháo, súp, để vượt qua giai đoạn này nhé.
• Không nên dùng 2 chun cùng một lúc vì sẽ tạo ra lực quá mạnh lên răng, gây ra các biến chứng.
• Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cẩn thận trong quá trình niềng răng và đeo chun, vì khi đeo chun sẽ tăng nguy cơ tích tụ thức ăn, mảng bám gây sâu răng.
• Chun dùng trong chỉnh nha hầu như chứa các thành phần thiên nhiên rất an toàn, tuy nhiên cũng có một số loại chun sử dụng thành phần nhựa latex có thể gây dị ứng trong một vài trường hợp. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình đeo chun.
• Cuối cùng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám của nha sĩ đến để thay chun đúng hẹn, tránh trường hợp chun thoái lực không đảm bảo lực di chuyển răng.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về các loại chun sử dụng trong niềng răng và những lưu ý khi tự đeo chun ở nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến quá trình niềng răng bạn có thể để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. 
 

 

Tai sao lại chọn nha khoa Italiano để niềng răng

Nha khoa ITALIANO tại Thái Nguyên với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội Y Bác sĩ chính quy đại học Y Hà Nội có trình độ chuyên môn cao. 
Cùng với trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến nhất trong nền y học. 
Các bác sĩ tại nha khoa ITALIANO thường xuyên tham sự các khóa học nâng cao kiến thức, hội thảo về thẩm mỹ răng hàm mặt trong và ngoài nước để có thể mang tới cho khách hàng những nụ cười tỏa sáng nhất.

Chi phí niềng răng tại nha khoa italiano

Bạn có thể tham khảo chi phí niềng răng nha khoa italiano tại đây
Thông Tin Liên Hệ
Địa chỉ: 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên
Hotline: 0974555261
Email: nhakhoa.italiano@gmail.com



 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Thứ 2 – Chủ Nhật (08:00 – 19:00)
Giờ mở cửa
nhakhoa.italiano@gmail.com
Email trợ giúp khách hàng
0974.555.261
Số điện thoại hỗ trợ khách hàng