Hàn răng sâu hay còn gọi là trám răng là một phương pháp phục hồi lại phần mất mô cứng của thân răng bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân như sâu,sứt, mẻ, thiểu sản men ngà…giúp chiếc răng của bạn trở lại hình dạng và chức năng bình thường của nó .Đây là kĩ thuật nha khoa quan trọng và được thực hiện hàng ngày tại phòng khám nha khoa. Công việc này không còn xa lạ đối với bác sĩ hàng ngày. Đây là phương pháp phục hồi nhanh chóng, ít gây đau đớn cho người bệnh và với chi phí được cho là thấp nhất trong các hình thức phục hình răng. Vậy hàn răng sâu có bao nhiêu loại và chi phí cụ thể như thế nào, đầu tiên ta cùng tìm hiểu về vật liệu hàn răng nhé:
1. Amalgam:
Là vật liệu được sử dụng phổ biến trước đây, chúng có ưu điểm là cứng, chắc, ít độc với cơ thể. Tuy nhiên do nhược điểm về màu sắc tối không giống màu răng thật, dẫn nhiệt trong miệng khi ăn đồ nóng và phải lấy nhiều mô răng lành để gắn dính nên hiện nay đã không còn sử dụng trên thị trường.
Ảnh
2. Glass ionnomer cement
Là vật liệu đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay do màu sắc khá giống răng thật. Ngoài ra vật liệu còn giải phóng nhiều Flour giúp ngăn ngừa sâu răng và gắn dính tốt trên ngà răng. Chúng được dùng nhiều cho vùng răng hàm, các vị trí răng sâu dưới lợi và có khả năng đông cứng ngay cả trong môi trường ẩm. Chi phí hàn vật liệu này là 80000 đồng/ răng.
Nhược điểm chưa hoàn toàn giống màu răng thật và hay bị mòn khi ăn nhai.
Ảnh
3. Composite
Vật liệu hàn răng phổ biến nhất hiện nay, sử dụng ưu tiên cho vùng răng cửa do độ thẩm mĩ và có thể phối hợp nhiều màu tạo hiệu ứng giống màu răng thật. tuy nhiên loại chất hàn này có khả năng kích thích ngà răng với những lỗ sâu lớn, sát tủy và có đổi màu, co ngót theo thời gian gây ra hở vi kẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào lỗ sâu gây thất bại. Do vậy chỉ định sử dụng composite riêng lẻ có hạn chế với những lỗ sâu lớn nhất là ở vùng răng hàm.
Chi phí cho hàn răng composite với răng thông thường là 200 nghìn đồng/ răng.
Chi phí cho hàn thẩm mĩ răng cửa là 300 đến 500 nghìn đồng/ răng.
Ảnh so sánh giữa hàn răng amalgam và composite
Ảnh hàn thẩm mĩ răng cửa
4. Vật liệu lai giữa GIC và ion gốc nhựa
Đây là vật liệu được khai thác sử dụng hiện nay do có cả ưu điểm của cả GIC và composite về độ cứng, màu sắc, sự gắn dính tốt và phóng thích flour giúp tăng độ bền dán dính và màu sắc thích hợp hàn cổ răng và các vị trí sâu mặt gần, xa ( xoang 2 theo black).
Ảnh:
5 Sứ
Để khắc phục triệt để sự co ngót và đổi màu của nhựa composite và các chất hàn răng trước đây, người ta đã sản xuất ra inlay, onlay sứ cho các vị trí răng sâu vỡ lớn để đảm bảo mối hàn về độ khít sát, độ gắn dính , màu sắc, cũng như độ cứng chắc của răng. Do phương pháp này hiện đại và sử dụng nhiều vật liệu gắn dính mới nên giá thành khá cao từ 5 triệu đồng trở lên.
Ảnh
6. Vật liệu sinh học hàn lót các xoang sâu lớn sát tủy hoặc thủng vào tủy
MTA hoặc Canxi hydroxide là những vật liệu sinh học được nhắc đến tại đây.
MTA giúp bảo vệ mô răng sát tủy còn lại, sát khuẩn, kích thích tạo mô ngà răng, giảm nguy cơ đau nhức tủy khi hàn những răng sâu lớn. Chi phí hàn lót là 500 nghìn đồng / răng.
Canxi hydroxide cũng có tác dụng tương tự MTA tuy nhiên chúng ra đời sớm hơn nên chưa được cải tiến nhiều như MTA nên giá thành là 200 nghìn đồng.
Ảnh vật liệu che tủy chứa canxi hydroxide.
Phân loại theo vị trí sâu răng
Sâu răng cửa với những lỗ hàn bé chúng ta có thể lựa chọn composite để đạt hiệu quả thẩm mĩ cao. Tuy nhiên với những xoang sâu lớn hàn thẩm mĩ không đảm bảo được độ cứng chắc khi ăn nhai thì chỉ định làm phục hình dán sứ inlay, onlay.
Với răng sâu vùng cổ răng thì chi phí hàn răng sẽ là 200 nghìn do sử dụng composite với độ gắn dính tốt, độ cứng và cần sự tỉ mỉ để có các bước tạo hình lại răng có độ thẩm mĩ cao.
Vùng mặt nhai răng hàm thì tùy điều kiện kinh tế chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn được vật liệu phù hợp như các vật liệu đã được liệt kê ở trên.
Phân loại theo hình thức hàn răng
- Hàn răng trực tiếp
Sử dụng các loại chất hàn để thao tác trực tiếp trên miệng bệnh nhân
Với cách này tiện lợi, bệnh nhân đến và có răng phục hồi trong 1 lần hẹn. Nhược điểm phương pháp này cần cách li tốt nược bọt để đạt hiệu quả gắn dính tối đa.
- Hàn răng bán trực tiếp và gián tiếp
Với phương pháp này hàn răng có sử dụng mối hàn nguyên khối như composite hoặc sứ. Ưu điểm có thể tạo giải phẫu múi hố rãnh trên mẫu hàm để tạo mối hàn 1 cách toàn diện, kiểm soát được màu sắc độ cứng và độ khít sát của phục hình với răng thật.
Bệnh nhân sẽ đi lại khoảng 2 lần hẹn thì sẽ có 1 chiếc răng hoàn thiện đầy đủ về giải phẫu và thẩm mĩ như răng thật nhé!
Bài viết cùng chuyên mục