Tình trạng tiêu xương sẽ ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của răng và từ đó tác động xấu đến khả năng ăn nhai. Tình trạng tiêu xương hàm là tình trạng mà không ai mong muốn nó xảy ra bởi nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị tiêu xương. Vậy để khắc phục tình trạng niềng răng bị tiêu xương như thế nào, tôi mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của nha khoa Italiano nhé!
1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương khi niềng răng
Tình trạng niềng răng bị tiêu xương là tình trạng bị suy giảm về mật độ và số lượng xương ổ răng. Xương răng có cấu tạo chủ yếu từ muối khoáng sinh học nên rất dễ tạo ra những khoảng trống. Chính vì vậy nên khi bị tác động từ bên ngoài phần xương hàm sẽ bị tiêu đi. Tình trạng tiêu xương sẽ xảy ra sau khoảng 3 tháng khi niềng răng. Tuy nhiên mức độ tiêu xương sẽ vẫn đảm bảo răng vẫn được chắc khỏe, nhưng một số trường hợp tình trạng tiêu xương vượt quá mức cho phép và gây ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của răng miệng:
-Tay nghề niềng răng của bác sĩ: Bác sĩ là yếu tố giúp cho quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao, tuy nhiên nếu lựa chọn phải những bác sĩ có chuyên môn kém thì sẽ khiến cho lực dịch chuyển răng không đồng đều và gây những sự tốn thương cho răng miệng.
-Bệnh lý về răng miệng: Khi mắc các bệnh lý răng miệng không được điều trị dứt điểm thì sẽ khiến cho răng bị tổn thương và dần dần ảnh hưởng đến kết quả của quá trình niềng răng. Những bệnh lý như viêm lợi nếu không điều trị, cộng thêm lực dịch chuyển răng sẽ khiến cho răng bị tiêu xương nhanh chóng.
-Chăm sóc răng miệng không đúng cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm cho các bệnh lý về răng miệng phát triển nặng nề và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và gây tổn thương đến phần xương bên dưới răng.
Tiêu xương dưới chân răng.
2.Tiêu xương khi niềng răng có nguy hiểm hay không?
Tình trang niềng răng bị tiêu xương sẽ gây ra những hậu quả như sau:
-Tụt nướu( lợi) chân răng: Xương hàm bị tiêu đi dẫn đến việc răng không còn chắn và dẫn đến răng bị tụt lợi. Khi nướu bị tụt xuống thì viền nướu sẽ trở nên mỏng và làm cho chân răng bị hở hơn so với răng bình thường.
-Cấu trúc bị lệch lạc, ảnh hưởng đến khớp cắn: Khi xương hàm bị tiêu những răng phía trên sẽ thường bị chuyển hướng về phía bên trong. Điều này có thể làm cho chúng bị lệch lạc, tạo ra khoảng trống không cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.
-Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Khi bị tiêu xương thì chân răng cũng sẽ yếu đi, sẽ không đảm bảo khả năng ăn nhai nữa. Như vậy lâu ngày sẽ dẫn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
-Răng sẽ lung lay và nặng hơn có thể mất răng: Với những trường hợp răng bị tiêu xương nhiều sẽ khiến cho răng bị lung lay và nặng hơn sẽ bị rụng răng.
-Bị teo nướu và làm cho gương mặt bị thay đổi, bóp méo và lão hóa khuôn mặt.
Tiêu xương gây tụt lọi lung lay răng,
3.Phương pháp khắc phục khi niềng răng bị tiêu xương
Về phương pháp khắc phục khi niềng răng bị tiêu xương thì cần phải có sự thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên môn, từ đó sẽ lên một lộ trình khắc phục cụ thể. Có 2 phương pháp để khắc phục cụ thể như sau:
-Ghép xương hàm: Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng xương nhân tạo hoặc xương từ cơ thể để ghép vào vị trí vùng xương bị tiêu. Sau một thời gian xương sẽ tái tạo và phục hồi lại như ban đầu.
-Nâng xoang hàm: Đối với những trường hợp xương hàm bị suy giảm và dần mất độ cao, nâng xoang là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ cân nhắc từng trường hợp mà lựa chọn nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở và có thể kết hợp với kỹ thuật ghép xương.
4.Cách phòng tránh tình trạng chân răng khi niềng răng
-Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Đây là yếu tố quan trọng để quyết định đến kết quả thành công của ca niềng răng. Niềng răng bởi bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, quy trình thực hiện điều trị đúng chuẩn sẽ đảm bảo cho bạn có thể an toàn cũng như là tránh những rủi ro không mong muốn.
-Xử lý những bệnh lý về răng miệng: Trong một số trường hợp tình trạng tiêu xương là do bị những bệnh lý về răng miệng. Do vậy nếu trước đó bạn bị viêm lợi hay những bệnh lý khác thì nên điều trị dứt điểm xong mới niềng hay trong quá trình niềng bị mắc thì cần phải thực hiện điều trị khỏi hẳn để đảm bảo quá trình niềng răng được thuận lợi.
-Thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ: Việc thăm khám kiểm tra răng là rất quan trong để đảm bảo răng miệng sẽ không xảy ra tình trạng trễ lịch hẹn và răng dịch chuyển không đúng theo đúng tiến độ của bác sĩ. Ngoài ra thì việc thăm khám định kỳ cũng giúp cho bác sĩ có thể phát hiện những tình trạng bệnh lý về răng miệng để xử lý kịp thời.
-Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để cơ thể có sức khỏe tốt nhất. Canxi là thành phần quan trọng giúp cho việc tái tạo xương hàm tốt hơn và phát triển răng nên bạn có thể bổ sung thêm để đảm bảo sự khỏe mạnh của răng miệng.
-Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng sẽ giúp cho bạn phòng ngừa những bệnh lý về răng miệng và sẽ đảm bảo kết quả niềng răng được cao nhất. Nếu răng miệng mắc các bệnh lý thì sẽ khiến cho quá trình niềng răng bị ảnh hưởng.
Những biến chứng thường gặp và không thường gặp trong chỉnh nha
Hi vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng niềng răng bị tiêu xương và cách khắc phục tình trạng này như thế nào. Bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để có thể thực hiện niềng răng đạt hiệu quả cao, tránh những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe răng miệng của mình và nếu đang thực hiện niềng răng thì hãy theo dõi kỹ tình trạng răng miệng của mình để phát hiện kịp thời những biến chứng không mong muốn nhé!