Tin tức
- Trang chủ
- Tin tức
Ưu và nhược điểm của hàm duy trì cố định là gì?
Sau khi tháo mắc cài thì việc đeo hàm duy trì là việc cần thiết để duy trì cho răng ở vị trí mới sau khi tháo niềng. Hàm duy trì cố định đang được nhiều người sử dụng sau khi tháo niềng. Vậy ưu và nhược điểm của hàm duy trì cố định là gì? Tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của nha khoa Italiano nhé!
1. Hàm duy trì cố định là gì?
Hàm duy trì cố định là thanh kim loại hoặc dây duy trì gắn vào mặt trong răng. Hàm duy trì này có nhiều kích cỡ và hình dạng( thẳng, xoắn). Chúng sẽ được cố định ở bên trong các răng cửa trước( thường là răng 1, răng 2, răng 3). Chức năng chính của hàm duy trì cố định là ngăn chặn sự dịch chuyển của răng sau khi chúng đã được điều chỉnh.
Đặc điểm của hàm duy trì cố định:
- Hàm duy trì này được gắn chặt vào răng vì vậy bạn sẽ không thể tự tháo ra được mà cần phải đến nha khoa bác sĩ trực tiếp tháo bỏ.
- Hàm duy trì cố định được định hình và tùy chỉnh cho từng khách hàng cụ thể sao cho phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người.
- Giữ áp lực răng ổn định: Hàm duy trì cố định giữ một lực cố định lên răng và giúp cho chúng không bị lệch lạc và duy trì kết quả điều trị.
- Thời gian sử dụng: Hàm duy trì cố định sẽ được đeo theo thời gian chỉ định của bác sĩ, thường sẽ từ vài tháng đến 1 năm.
2. Ưu và nhược điểm của hàm duy trì cố định
Dưới đây là một số những ưu điểm và nhược điểm của hàm duy trì cố định bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm của hàm duy trì cố định:
- Giữ cho răng được ổn định: Khi đeo hàm duy trì sau khi niềng răng thì sẽ giúp cố định răng ở vị trí mới. Ngăn chặn tình trạng răng bị dịch chuyển lại vị trí cũ.
- An toàn và tiện lợi: Do cố định trong miệng nên bạn sẽ không cần phải tháo ra và lắp vào từ đó thuận tiện trong những trường hợp quên đeo hàm duy trì hay tránh việc đeo hàm duy trì sai cách.
- Hiệu quả lâu dài: Hàm duy trì cố định có hiệu quả lâu dài hơn so với hàm duy trì tháo lắp bởi nó cố định trên răng nên nó duy trì được áp lực ổn định trên răng trong thời gian dài.
Nhược điểm của hàm duy trì cố định:
- Khó khăn trong việc vệ sinh: Vì là thiết bị cố định trên răng nên sẽ gây tình trạng khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Quá trình ăn uống có thể khiến cho thức ăn mắc lại ở hàm duy trì khiến quá trình vệ sinh răng miệng lâu hơn và nếu vệ sinh không kỹ có thể gây các bệnh lý về răng miệng.
- Không thoải mái khi mới sử dụng: Việc đeo hàm duy trì cố định có thể gây tình trạng vướng víu, kênh cộm, không thoải mái khi đeo. Tuy nhiên tình trạng này bạn sẽ thích nghi dần dần sau một thời gian ngắn đeo hàm duy trì.
- Có thể bị hỏng hóc và cần phải sửa chữa: Nếu hàm duy trì không được kiểm tra định kỳ mà có những sự hỏng hóc thì có thể khiến cho việc đeo hàm duy trì không hiệu quả, răng vẫn bị chạy về vị trí cũ.
3. Tại sao phải đeo hàm duy trì cố định và thời gian phải đeo bao lâu
Những lý do bạn phải đeo hàm cố định như sau:
- Do răng bị dịch chuyển nên các dây chằng nha chu cũng bị thay đổi theo. Nó cần một khoảng thời gian để ổn định tại vị trí mới thì mới tránh răng bị dịch chuyển về vị trí ban đầu.
- Do khớp cắn: Bác sĩ sẽ căn chỉnh khớp cắn trước khi theo niềng bởi nếu khớp cắn sai lệch có thể ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên khi mới tháo niềng thì việc ăn nhai quá mạnh hay tình trạng nghiến răng, siết răng khi ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn. Vì vậy bác sĩ sẽ sử dụng hàm duy trì này để hạn chế tối đa những sự di chuyển răng.
- Do sinh lý, độ tuổi: Trong độ tuổi tăng trưởng thì luôn có sự thay đổi và răng cũng có sự thay đổi. Chính vì vậy bác sĩ thường khuyên những người trẻ khi đeo niềng thì nên sử dụng hàm duy trì càng lâu càng tố để ổn định vị trí răng, tránh xô lệch.
Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu:
Hàm duy trì này sẽ được đeo theo thời gian chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với trẻ em thì có thể tốn nhiều thời gian hơn, trẻ em thì nên đeo hàm duy trì đến năm 20 tuổi, khi mà răng đã phát triển ổn định.
- Đối với trường hợp người trưởng thành thì tùy vào xương hàm của mỗi người. Với người có nền răng tốt thì sẽ mất khoảng trên dưới 1 năm đeo hàm duy trì. Với những trường hợp có cấu trúc xương không tốt thì cần phải đeo hàm duy trì lâu hơn, khoảng từ 2- 3 năm hoặc có thể lâu hơn.
Do gắn cố định vào mặt trong của răng nên bạn chỉ cần chú ý vệ sinh kỹ là cũng sẽ không ảnh hưởng gì lớn. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để có thể phát hiện những vấn đề về răng miệng và vệ sinh răng miệng kỹ hơn tại vị trí gắn hàm duy trì.
Video cảm nhận của khách hàng sau khi niềng răng tại nha khoa Italiano
Hàm duy trì cố định là một phần quan trọng giúp cho bạn có một hàm răng đều đẹp sau khi thực hiện niềng răng, đảm bảo kết quả niềng răng được duy trì mãi mãi. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về những ưu điểm và nhược điểm của hàm duy trì cố định. Nếu bạn có những thắc mắc gì hãy liên hệ với nha khoa Italiano chúng tôi theo địa chỉ dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Nguyên nhân răng bị chạy sau khi tháo niềng
- Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng
- Hàm duy trì bị gãy là do đâu và phải làm gì khi hàm duy trì bị gãy
THÔNG TIN NHA KHOA ITALIANO
Cơ sở 1: Số 261 đường Hoàng Văn Thụ, phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên.
Cơ sở 2: TDP Chợ 2, Thị trấn Hùng Sơn, H. Đại Từ, T. Thái Nguyên.( Cạnh cổng chợ Trung tâm Đại Từ)
Hotline: 0974 555 261 - 0976 742 228
Website: italianodental.com/
Facebook: www.facebook.com/Italianodental/