Nhakhoa.italiano@gmail.com Bản quyền 2017 thuộc về Nha khoa Italianodental

Hotline

0974 555 261

Địa chỉ

Cs1 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên -- Cs2 Cổng chợ Đại Từ

Fanpage Nha Khoa Italianodental

Chi tiết

Dán sứ vener

Sau lắp veneer cần lưu ý những gì?
30/07/2020 9458

Sau lắp veneer cần lưu ý những gì?

 Phương pháp mặt dán sứ veneer ra đời đã xua tan đi nỗi lo về tình trạng răng bị sứt mẻ, gãy vỡ hay bị xỉn màu, thậm chí là lệch lạc. Nếu chụp răng sứ các bạn phải mài đi rất nhiều mô răng, cần thời gian để thích nghi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thì mặt dán sứ veneer với việc mài rất ít mô răng, bảo tồn tối đa răng thật và gần như thích ứng khi ăn nhai ngay sau lắp, vì vậy veneer đang là một trong những giải pháp thẩm mỹ nha khoa thịnh hành nhất hiện nay. Tuy vậy các bạn vẫn đang phân vân liệu mặt dán sứ veneer có bị nhiễm màu không, sau khi lắp veneer nên ăn gì, kiêng gì, làm sao để veneer bền đẹp vĩnh viễn. Mời các bạn theo dõi


1. Tình trạng tê trong miệng.

Việc mài rất ít mô răng, thậm chí là không cần mài đôi khi bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc tê khi dán veneer, tuy vậy thông thường để giảm bớt cảm giác khó chịu do trong quá trình gắn có sử dụng một loại acid nhẹ để làm nhám bề mặt men răng, bác sĩ sẽ gây tê cho bạn. Thuốc tê có thể kéo dài vài tiếng và cảm giác tê ở môi, lưỡi thường lâu hơn tê ở răng, do đó đôi khi các bạn về đến nhà nhưng vẫn có cảm giác tê tê hay sưng ở môi, việc ăn nhai và uống nước chưa được chuẩn. Do đó hãy ăn nhai nhẹ nhàng, nhai kĩ. Nếu ăn nhanh và mạnh có thể cắn vào môi, lưỡi gây bong chợt, viêm loét niêm mạc, dễ thấy nhất là nốt nhiệt miệng, khá là khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

2. Chế độ ăn uống

Veneer sau khi gắn vĩnh viễn lên sẽ tạo nên một khối chắc chắn với răng do liên kết rất chặt chẽ với bề mặt răng. Tuy vậy điều quan trọng là phải chú ý những điều sau khi ăn nhai để đảm bảo mặt dán sứ ổn định lâu bền

Sau khi gắn veneer các bạn hoàn toàn có thể ăn uống như bình thường, nhưng hãy hạn chế những thực phẩm sau:
- Không cắn bằng răng trước những đồ quá cứng như các loại hạt, củ quả cứng, hay xương, chân gà …, bởi chúng có thể gây sứt mẻ veneer, thay vào đó các bạn có thể cắn bằng răng hàm vẫn đảm bảo cảm nhận được độ ngon của thức ăn.
- Nước đá, bởi ngoài tính cứng thì nước đá có thể gây ê buốt răng
- Rượu. Mặc dù dán veneer có thể uống rượu bia nhưng việc tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm suy yếu các chất liên kết giữ veneer trên răng. Chưa kể rượu có thể làm cạn kiệt và ức chế tuyến nước bọt gây khô miệng.
- Thực phẩm, đồ uống có màu như cà phê, rượu vang, nước sốt … Mặc dù veneer có thể đề kháng với những thực phẩm này nhưng răng thật thì không. Việc sử dụng thường xuyên có thể gây nhiễm màu răng, bạn sẽ thấy veneer của bạn có màu sáng hơn so với những răng bên cạnh. Nếu bạn là một người hay uống cafe hay trà hằng ngày thì nên uống những đồ này qua ống hút, điều này làm giảm lượng thời gian mà chất lỏng tiếp xúc với răng. Ngoài ra bạn cũng nên súc miệng bằng nước ngay sau mỗi bữa ăn để giảm nguy cơ nhuộm màu răng.
Nếu răng của bạn bị nhạy cảm cũng nên cân nhắc tránh thực phẩm và đồ uống quá nóng hay quá lạnh, các bạn có thể cắt nhỏ thức ăn thành từng miếng nhỏ, vừa giảm thiểu lực nhai, vừa giảm độ nhạy cảm với răng. Kết hợp sử dụng kem đánh răng chống ê buốt, tình trạng sẽ sớm cải thiện.
Bên cạnh đó, để giúp cho răng khỏe mạnh và cứng chắc, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt như sữa không béo hoặc ít béo, pho mát, đậu phụ, các loại cá biển, trứng, các loại thịt nạc, rau xanh …
Nhằm giúp cho nướu răng luôn khỏe mạnh, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng, bạn cũng nên tăng cường bổ sung vitamin C thông qua việc ăn nhiều thực phẩm như : trái cây họ cam quýt, cà chua, rau cải xanh…

3. Hạn chế hoặc không được hút thuốc lá

Bạn cần chú ý hạn chế hoặc tuyệt đối không hút thuốc lá bởi thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây mảng bám màu, tăng nguy cơ vàng ố, khiến răng nhanh chóng xỉn màu. Tất nhiên những mảng bám màu này có thể làm sạch tại phòng khám nhưng việc hạn chế hút thuốc không chỉ làm veneer được trắng đẹp, lâu bền mà còn giúp bảo vệ mô nha chu khoẻ mạnh.

4. Chế độ vệ sinh răng miệng 

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa là một bước quan trọng trong việc chăm sóc và bảo dưỡng veneers của bạn. Mặc dù bề mặt phía ngoài răng dán veneer có thể đề kháng với mảng bám hay nhiễm màu nhưng mặt trong và mặt bên vẫn giống như răng bình thường nên vẫn có thể tồn đọng mảng bám thức ăn và bị sâu, đặc biệt vùng kẽ răng. Do đó, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là một bước quan trọng để giữ cho veneers của bạn sạch sẽ và không có vết bẩn. 

Việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ quyết định tiên quyết tới độ bền và thẩm mỹ của veneer. Về cơ bản cách chăm sóc khi mang veneer cũng tương tự như răng thật: bạn nên đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm như Sensodyne, P/S Sensitive Expert, Colgate Sensitive … Sau khi chải sạch răng bạn có thể kết hợp sử dụng nước súc miệng như nước muối sinh lý ấm hay nước súc miệng có Chlohexidine giúp ngăn chặn nguy cơ sâu răng, viêm lợi, đau buốt răng. Tuy nhiên bạn không nêu dùng các loại nước súc miệng có chứa cồn (alcohol-free mouthwash) vì có thể gây ảnh hưởng đến chất gắn.

Để làm sạch thức ăn bị giắt vùng kẽ, các bạn hãy sử dụng chỉ tơ nha khoa. Bởi tăm xỉa răng cứng và sắc nhọn, ngoài nguy cơ đâm, chọc mô mềm gây tổn thương, chảy máu viêm nhiễm vùng lợi còn có thể làm mòn cổ răng nếu bạn thường xuyên tác động tăm lên cùng một vị trí trong thời gian dài, tạo nên những lỗ hổng lớn giữa từng chân răng khiến thức ăn càng ngày càng giắt nhiều hơn.

5. Hãy loại bỏ những thói quen xấu

Để tối đa hóa tuổi thọ của mặt dán sứ của bạn, bạn phải bỏ hoàn toàn những thói quen xấu sau đây.
Cắn móng tay của bạn
Dùng răng mở túi, bao nilon
Dùng răng cậy nắp chai bia 
Hay dùng răng để kẹp, kéo đồ vật

Nếu bạn có thói quen nghiến răng thì hãy tập thay đổi để không làm ảnh hưởng tới kết quả dán veneer bởi nghiến răng không chỉ làm mòn, gãy vỡ răng thật mà nguy cơ vỡ của veneer cũng rất cao. Lúc này bạn cần tới gặp nha sĩ thăm khám đánh giá tình trạng của mình để làm máng chống nghiến. Việc đeo máng chống nghiến là đặc biệt cần thiết nhằm bảo vệ hàm răng cũng như veneer khi có nghiến răng. Bạn cũng lưu ý, thường bạn sẽ không biết bạn có nghiến răng hay không. Và nghiến trung tâm thì không gây ra tiếng kêu. Nên việc bạn có siết chặt răng khi ngủ đôi khi không được chẩn đoán và đưa vào kế hoạch điều trị bảo vệ.

Nếu bạn là người thường xuyên tập luyện thể thao, nguy cơ va chạm cao nên đeo máng silicone chuyên dụng để bảo vệ hàm răng, giúp tránh tác động quá lớn khi xảy ra va chạm.

6. Tái khám và lấy cao răng định kỳ

Bạn nên đi khám răng miệng và lấy cao răng đình kỳ. Với những người bình thường thì khám răng định kỳ 3- 6 tháng/lần đã rất quan trọng thì khi bạn có miếng dán veneer trên răng thì việc thăm khám định kỳ còn quan trọng hơn nữa. Khi thăm khám định kỳ các bạn sẽ kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng đang gặp phải từ đó có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc tốt hơn, đảm bảo độ bền về lâu dài.
Các bạn chú ý nhớ dặn bác sĩ lấy cao răng cho bạn chú ý lấy cẩn thận những răng mang veneer, một số veneer khá khó phát hiện nếu không nhìn kĩ , đầu lấy cao có thể làm xước hoặc mất tính bóng nhẵn của veneer.

Veneer là một kĩ thuật hiện đại, tương đối phức tạp không phải BS nào cũng có thể làm được. Để đạt được hiệu qủa về thẩm mỹ, độ bền lâu dài ngoài yếu tố chuyên môn của BS thì veneer cũng cần sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía bệnh nhân. Rất mong qua bài nói chuyện này các bạn sẽ hiểu hơn về cách chăm sóc và bảo vệ veneer trong sinh hoạt hằng ngày. Mọi thắc mắc vui lòng comment bên dưới hoặc liêc lạc với hotline của chúng tôi bên dưới. Chúc các bạn luôn có một hàm răng trắng sáng với nụ cười rạng rỡ. Tôi là BS Đạt – đến từ nha khoa ITALIANO.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Thứ 2 – Chủ Nhật (08:00 – 19:00)
Giờ mở cửa
nhakhoa.italiano@gmail.com
Email trợ giúp khách hàng
0974.555.261
Số điện thoại hỗ trợ khách hàng