Nhakhoa.italiano@gmail.com Bản quyền 2017 thuộc về Nha khoa Italianodental

Hotline

0974 555 261

Địa chỉ

Cs1 261 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên -- Cs2 Cổng chợ Đại Từ

Fanpage Nha Khoa Italianodental

Chi tiết

Răng trẻ em

Trẻ mất răng sữa sớm nên làm gì?
03/03/2022 4790

Trẻ mất răng sữa sớm nên làm gì?

Răng sữa là răng tồn tại ở một thời gian nhất định sau đó sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, tuy vậy những răng sữa cũng có những chức năng rất quan trọng, việc giữ răng sữu đến tuổi thay để đảm bảo trẻ có răng ăn nhai và duy trì các chức năng khác là rất quan trong. Tuy nhiên ở tuổi nhỏ nên các bé thường chưa biết tự giác vệ sinh răng miệng cho mình, nhiều bố mẹ lại chủ quan do răng sữa sẽ thay nên không để ý dẫn đến các bệnh lý răng sữa có thể dẫn đến mất răng sữa sớm. Vậy mất răng sữa sớm sẽ gây ra hậu quả như thế nào và khi mất răng sữa sớm chúng ta nên làm gì?
 
Chức năng của răng sữa.
 
Chức năng ăn nhai.
 
Răng giữa sẽ mọc ở giai đoạn 06 tháng đến khoảng 3 tuổi là kết thúc quá trình mọc, răng sẽ tồn tại ổn định từ 3 tuổi đến khoảng 06 tuổi, từ 06 tuổi đến khoảng 12 tuổi răng sữa sẽ được thay thế dần bởi răng vĩnh viễn. Như vậy chúng ta thấy thời gian tồn tại của răng sữa khá là lâu trên cung hàm của trẻ sau đó mới được thay bởi răng vĩnh viễn, do đó chức năng nhai, nghiền thức ăn của răng sữa là rất quan trọng.
 
Chức năng phát âm.
 
Khi trẻ tập nói việc có răng hay không có răng sẽ liên quan đến độ kín khít của miệng, vị trí của lưỡi nên ảnh hưởng rất nhiều đến phát âm, nếu không có răng thì có thể hậu quả sẽ khôn lường như nói chậm, nói ngọng hoặc không nói được. 
 
Chức năng thẩm mỹ.
 
Cái răng cái tóc là vóc con người nên ở trẻ việc giữ răng để duy trì thẩm mỹ rất quan trọng, nhiều bạn nhỏ rất để ý đến vẻ bề ngoài, nếu thấy các bạn có răng mà mình không có, hoặc bị trêu là không có răng hay răng sún là nhiều bạn cũng rất nhạy cảm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý phát triển của trẻ.
 
Chức năng giữ khoảng cho răng vĩnh viễn.
 
 
Ở dưới mỗi răng sữa đều có các mầm răng vĩnh viễn, khi các răng vĩnh viễm mọc lên thì chân các răng sữa sẽ tiêu ngắn đi, khi đó bố mẹ sẽ nhổ răng sữa đi để cho răng vĩnh viễn mọc lên, tuy nhiên nếu răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn sẽ không còn răng để định hướng mọc lên nữa, hoặc khi mất sớm có thể làm các răng bên cạnh khoảng mất răng di chuyển, đổ về phía vị trí răng mất làm sau này mầm răng bên dưới không có chỗ để mọc nên có thể không mọc được, hoặc mọc lệch.
 
Chữa hở lợi thái nguyên >>>>>>>> XEM NGAY
 
Hậu quả của mất răng sữa sớm.
 
1. Ảnh hưởng đến ăn nhai của trẻ.
 
Khi trẻ mất răng nên việc ăn nhai sẽ khó khăn hơn, không nhai nghiền được nên ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hoá, kém hấp thu chất dinh dưỡng do trẻ không ăn uống được. Việc không có răng cũng có thể làm trẻ biếng ăn hơn nên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ.
 
2. Mất khoảng cho răng vĩnh viễn mọc lên.
 
Khi mất răng sớm các răng bị xô, nghiêng vào khoảng mất răng làm cho không có vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên, hoặc mọc xiên, ngang không đúng vị trí ảnh hưởng đến cả hàm răng của trẻ sau này.
 
3. Ảnh hưởng đến phát âm, thẩm mỹ.
 
 
Mất răng sớm cũng làm trẻ khó khăn hơn trong giai đoạn tập nói do lưỡi không đặt được đúng vị trí, do không làm khít được khoang miệng nên khó phát âm hơn. Mất răng sớm cũng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, nhiều khi dán tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, ngoài ra mất răng sữa sớm ảnh hưởng đến sự mọc của các răng vĩnh viên dấn đến răng mọc lệch, không mọc được răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
 
Nguyên nhân mất răng sữa sớm.
 
1. Sâu răng răng sữa.
 
 
Đây là nguyên nhân mất răng sữa hay gặp nhất, phần vì trẻ nhỏ nên không có ý thức vệ sinh răng miệng cho mình, phần vì cấu tạo của răng sữa cũng dễ sâu hỏng hơn và phần vì bố mẹ chủ quan là răng sẽ thay nên không chăm chút như răng vĩnh viễn nên thường răng sữa sâu, viêm tuỷ và mất răng. Nhiều bạn sâu răng hàng loạt, sâu hỏng gần như tất cả các răng, đến khi bị đau thì bố mẹ mới đưa đi khám thì nhiều răng đã không giữ được.
 
2. Do chấn thương răng sữa.
 
 
Nếu sâu răng sữa làm mất răng dần dần thì chấn thương răng sữa sẽ làm răng mất luôn tức thì, nhiều bạn bị ngã răng rơi ra khỏi huyệt ổ răng, hoặc các răng lún vào trong, ra ngoài ảnh hưởng đến mầm răng nên phải nhổ răng.
 
3. Do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng.
 
Việc có thói quen ăn uống, vệ sinh răng không tốt làm trẻ dễ bị các bệnh lý sâu răng, viêm tuỷ, viêm cuống răng dẫn đến mất răng sữa sớm. Việc này rất quan trong vì nếu trẻ có thói quen ăn uống và vệ sinh không tốt rất dễ dẫn đến sâu răng và mất răng hàng loạt. Nhiều thói quen như ngậm cơm, uống sữa đêm hay gặp ở các bạn nhỏ, khi ăn các đồ ăn nhiều đường mà không vệ sinh sau ăn dẫn đến vi khuẩn lên men rất nhanh và làm mất răng hàng loạt.
 
Khi mất răng sữa sớm chúng ta nên làm gì?
 
Khi răng sữa mất hoàn toàn thì việc trồng lại chiếc răng sữa mới cho trẻ gần như là không thể, trừ trường hợp các răng sâu vỡ lớn còn có thể phục hồi thì bác sĩ sẽ tiến hành làm chụp để bảo vệ cho đến tuổi thay răng. Khi trẻ mất răng sữa thì việc ưu tiên quan trọng là giữ khoảng để sau này răng vĩnh viên có chỗ để mọc lên, tuỳ vị trí mất răng, thời điểm mất răng mà bác sĩ quyết định có can thiệp hay không.
 
1. Làm hàm giữ khoảng.
 
 
Hàm giữ khoảng sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mất răng sữa mà răng vĩnh viễn bên dưới chưa đến tuổi mọc lên, mục đích là để giữ chỗ cho các răng không bị xô, nghiêng về khoảng mất răng để có chỗ cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Việc làm hàm giữ khoảng cũng rất nhanh, đơn giản, khi đeo hàm trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm. Các răng hay được làm hàm giữ khoảng phần lớn là răng hàm vì tuổi thay muộn mà hay bị mất sớm. Các bạn mất 1 răng thì bác sĩ thiết kế hàm giữ khoảng một răng, mất nhiều răng thì sẽ thiết kế hàm giữ cho nhiều răng sao cho giữ được các răng tốt nhất mà không làm trẻ bị khó chịu.
 
Khi đeo hàm giữ khoảng nên chú ý gì?
 
Bố mẹ nên đưa trẻ tái khám khoảng 03 tháng 1 lần vì khi mất rằng sữa sớm do viêm nhiễm thì có thể răng vĩnh viễn bên dưới sẽ mọc lên sớm hơn do phần xương bên trên bị tiêu trong quá trình răng sữa viêm, khi phát hiện răng mọc lên rồi thì bác sĩ sẽ tháo bỏ hàm giữ khoảng. Nhiều trường hợp đẹo hàm giữ khoảng mà tới tuổi mọc răng vĩnh viễn mà răng vẫn chưa thay thì bố mẹ cũng phải đưa trẻ đến để bác sĩ chụp phim kiểm tra, co thể sẽ phải can thiệp phần xương để cho mầm răng mọc lên.
 
Vì thời gian tồn tại của hàm giữu khoảng cũng khá lâu từ 1 đến vài năm nên khi đeo hàm giữ khoảng cũng cần cho trẻ tái khám định kỳ vì có thể nếu trẻ vệ sinh không tốt dẫn đến sâu răng ở vị trí hàm được gắn lên răng bên cạnh, nhất là ở các hàm mà có gắn lên răng vĩnh viễn.
 
Đeo hàm giữ khoảng trẻ có khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, phát âm hay không?
 
Hàm giữ khoảng được thiết kế nhỏ, gọn đủ đẻ giữ khoảng cho răng bị mất, hàm cũng được gắn cố định lên răng bên cạnh nên bố mẹ yên tâm các bạn vẫn ăn uống, vệ sinh bình thường, không gây vướng víu hay ảnh hưởng đến chức năng của trẻ, bố mẹ chỉ cần chú ý nhắc trẻ vệ sinh răng miệng tốt hơn và đưa trẻ đi tái khám định kỳ là được.
Làm hàm giữ khoảng chi phí bao nhiêu tiền?
Chi phí làm hàm giữu khoảng từ 500 đến 2 triệu đồng tuỳ mỗi phòng khám khác nhau.
 
2. Theo dõi và không can thiệp gì.
 
Nhiều trường hợp mất răng nhưng sắp đến tuổi thay hoặc mất răng chưa đến tuổi thay nhưng phần xương hàm bên trên mầm răng vĩnh viễn đã tiêu đi nhiều do quá trình viêm nhiễm của bệnh lý răng sữa thì bác sĩ sẽ cho bạn theo dõi định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần đến lúc răng mọc lên, nếu có bất thường bác sĩ sẽ can thiệp hoặc làm hàm giữ khoảng như ở trên nếu răng chưa mọc lên.
Với các trường hợp chấn thương mà mất răng cửa hoặc phải nhổ răng cửa sớm thì bác sĩ cũng sẽ theo dõi trên lâm sàng, X – quang nếu răng vẫn mọc đúng thì sẽ không can thiệp, nếu răng mọc muộn có thể phải can thiệp phần lợi, xương để răng mọc lên.
 
3. Không có mầm răng vĩnh viễn.
 
 
Nhiều khi nhổ răng xong mãi mà răng vĩnh viễn không mọc lên, khi đi kiểm tra thì thấy trẻ không có mầm răng ở dưới,  đây là việc hiếm nhưng không phải không có, mầm răng vĩnh viễn được hình thành từ trong bào thai, qua quá trình phát triển của cơ thể mà hình thành răng, nên việc trẻ nhổ răng về mà răng không mọc được lên thì không phải do bác sĩ nhô răng làm hỏng hay mất mầm răng của trẻ mà do cơ thể đã không có rồi, bố mẹ cũng bình tĩnh vì sau mình có nhiều cách để phục hồi lại răng cho trẻ.
 
Các bạn thấy đó, răng sữa tuy là sẽ thay nhưng có rất nhiều chức năng quan trọng, việc mất răng sữa cũng gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, qua đây bố mẹ cũng hiểu khi mất răng sữa sớm chúng ta nên làm gì để từ đó có thể đưa trẻ đi nha sĩ để bác sĩ can thiếp sớm nhất cho trẻ, để tránh mất răng thì việc chăm sóc cho trẻ rất quan trọng, từ thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng và các biện pháp dự phòng răng cho trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ để được bác sĩ nha khoa tư vấn cho các bạn tốt nhất nhé.
 
Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về các phương pháp can thiệp khi trẻ bị mất răng sữa sớm, từ đó cũng biết cách để đi điều trị cho trẻ, biết cách phòng tránh, chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn. Mọi thông tin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
 

 

Nha khoa Italiano

Cs1: Số nhà 261 -  Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên.

Cs2: Số nhà 08E – Hùng Sơn – Đại Từ -  Thái Nguyên.

Hotline: 0974555261

FB: https://www.facebook.com/Italianodental

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Thứ 2 – Chủ Nhật (08:00 – 19:00)
Giờ mở cửa
nhakhoa.italiano@gmail.com
Email trợ giúp khách hàng
0974.555.261
Số điện thoại hỗ trợ khách hàng